Chào mừng đến với BIS Đăng nhập | Đăng ký | Trợ giúp
trong Tìm kiếm

Kiểm định giả thuyết (Hypothesis Testing)

Bài cuối 06-08-2022 08:52 PM của Nlgmvu. 1 trả lời.
Trang 1 trong số 1 (2 nội dung)
Sắp xếp bài viết: Trước Tiếp theo
  • 07-08-2020 03:21 PM

    • chucnv
    • 10 thành viên năng nổ nhất
    • Tham gia 12-05-2008
    • Điểm 28,320

    Kiểm định giả thuyết (Hypothesis Testing)

    Kiểm định giả thuyết (Hypothesis Testing)

    chuc1803@gmail.com, bis.net.vn

    Sơ lược về kiểm định giả thuyết

    Giả thuyết thống kê (statistical hypothesis): Một giả thuyết thống kê là một giả định về một tham số của tổng thể (population parameter). Giả định này có thể đúng hoặc không đúng.

    Kiểm định giả thuyết (Hypothesis Testing): Là tập hợp các bước được sử dụng để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết thống kê.

     

    Giả thuyết Null (Null Hypothesis), Giả thuyết đối (Alternative Hypothesis), Sai lầm loại 1 (Type 1 Error),  sai lầm loại 2 (Type 2 Error)

    Để giải thích các khái niệm của kiểm định giả thuyết, xem tình huống sau:

    Một người bị đưa ra tòa xét xử, và tòa án phải đưa ra phán quyết về vụ án. Có 4 khả năng trong trường hợp này:

    Khả năng thứ 1: Người bị xét xử vô tội và tòa tuyên vô tội (không có sai lầm)

    Khả năng thứ 2: Người bị xét xử vô tội và tòa tuyên có tội (có sai lầm)

    Khả năng thứ 3: Người bị xét xử có tội và tòa tuyên vô tội (có sai lầm)

    Khả năng thứ 4: Người bị xét xử có tội và tòa tuyên có tội (không có sai lầm)


     

    Vậy có thể có hai loại sai lầm khi tuyên án:

    Sai lầm loại 1 (Type 1 Error): Người bị xét xử vô tội trong khi tòa tuyên có tội. (Oan sai)

    Sai lầm loại 2 (Type 2 Error): Người bị xét xử có tội và tòa tuyên vô tội.

    Theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong xét xử, người bị xét xử 
    được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội.
    Điều đó có nghĩa là tòa án phải tìm ra bằng chứng thuyết phục để
    ra quyết định người bị xét xử có tội hoặc vô tội.
    với xác suất mắc sai lầm là nhỏ nhất.

    Giả thuyết không (Null Hypothesis): Giả thuyết trái với giả thuyết nghiên cứu, ký hiệu H0

    Giả thuyết đối (Alternative Hypothesis): Giả thuyết nghiên cứu, ký hiệu Ha


    Các bước để kiểm định giả thuyết:


     

    Bước 1:  Phát biểu giả thuyết không (H0) và đối thuyết (Ha)

    Bước 2: Xác định mức ý nghĩa ( ): điều kiện để ra quyết định

    Bước 3. Tính toán thống kê trên mẫu

    Bước 4. Ra quyết định dựa vào p value: Nếu p value < mức ý nghĩa ( ): Bác bỏ H0; Nếu p value  > mức ý nghĩa ( ) không có cơ sở để bác bỏ H0.


    Thông thường, mức ý nghĩa được thiết lập là 10%, 5% hoặc 1% tùy theo bài toán. Nếu điểm kiểm tra (test score) tra nằm trong vùng chấp nhận (có nghĩa là test score < critical value) thì không có cơ sở để bác bỏ H0, ngược lại thì bác bỏ H0 và chấp nhận Ha

    Nhưng tại sao lại sử dụng p-value khi ta có thể bác bỏ/chấp nhận giả thuyết dựa vào test score và critical value.

    p-value có ích là chúng ta chỉ cần 1 giá trị (p) để ra quyết định về giả thuyết, chúng ta không cần tính 2 giá trị khác nhau là test score và critical value.

    Các phương pháp kiểm định


    Kiểm định Z (Z Test)

    Kiểm định Z khi:

    • Biết phương sai của tổng thể (population variance), hoặc
    • Không biết phương sai tổng thể nhưng kích thước mẫu (sample size) >= 30

     

     

    One-Sample Z test

    One-Sample Z test được thực hiện khi muốn so sánh trung bình mẫu (sample mean) với trung bình tổng thể (population mean).


     

    Ví dụ:

    Để kiểm tra liệu điểm thi trung bình của thí sinh nữ có > 600 hay không. Chúng ta có thông tin về độc lệch chuẩn điểm thi của nữ là 100. Chúng ta thu thập dữ liệu điểm thi của 20 sinh viên và thiết lập mức ý nghĩa là 5%.


     

    Trong ví dụ này:

    • Mean Score của nữ: 641
    • Kích thước mẫu:  20
    • Trung bình tổng thể (population mean): 600
    • Độ lệch chuẩn của tổng thể (Standard Deviation for Population): 100


     

    Vì p-value < 0.05, nên ta bác bỏ H0 (chấp nhận H1)và kết luận rằng điểm trung bình của sinh viên nữ > 600.

    Two Sample Z Test

    Two Sample Z Test được thực hiện khi muốn so sánh giá trị trung bình của 2 mẫu


     

    Ví dụ:

    Chúng ta muốn biết rằng liệu điểm trung bình của nữ lớn hơn 10 điểm so với điểm trung bình của nam hay không? Chúng ta biết độ lệch chuẩn điểm của nữ là 100 và của nam là 90. Thu thập dữ liệu về điểm của 20 nữ và nam như sau, với mức ý nghĩa là 0.05.


     

    Trong ví dụ này:

    • Điểm trung bình của nữ (Sample Mean): 641
    • Điểm trung bình của nữ (Sample Mean): 613.3
    • Độ lệch chuẩn tổng thể của nữ: 100
    • Độ lệch chuẩn tổng thể của Nam: 90
    • Kích thước mẫu (Sample Size):20 (cho cả Nam và Nữ)
    • Sự khác biệt giữa 2 trung bình của tổng thể: 10


     

    p-value >0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ H0 (Null Hypothesis). Có nghĩa là chúng ta không có đủ bằng chứng để kết luận rằng điểm trung bình của nữ cao hơn điểm trung bình của Nam 10 điểm.

    Kiểm định t (t-Test)

    t-test được sử dụng khi:

    • Không biết phương sai tổng thể (population variance)
    • Kích thước mẫu nhỏ (n < 30)

    One-Sample t-test

    One-Sample t-test được sử dụng để so sánh trung bình mẫu (sample mean) với trung bình tổng thể (population mean). Khác với Z Test, t-test không cần biết phương sai của tổng thể. Chúng ta sử dụng độ lệch chuẩn của mẫu (sample standard deviation) thay cho độ lệch chuẩn của tổng thể (population standard deviation).


     

    Ví dụ:

    Để xác định liệu điểm thi trung bình của nữ có > 600 trong bài kiểm tra hay không? Chúng ta không có thông tin liên quan đến phương sai (variance) hoặc độ lệch chuẩn điểm thi của Nữ. Để thực hiện t-test, chúng ta chọn ngẫu nhiên điểm thi của 10 nữ như sau (với mức ý nghĩa   là 0.05 để kiểm định giả thuyết).


     

    Trong ví dụ này:

    ·      Trung bình điểm thi của Nữ: 606.8

    ·      Kích thước mẫu: 10

    ·      Trung bình tổng thể (population mean): 600

    ·      Độ lệch chuẩn mẫu (Standard Deviation for the sample): 13.14


     

    P-value > 0.05 vì vậy không có cơ sở để bác bỏ H0 (null hypothesis). Không có đủ bằng chứng để kết luận rằng điểm trung bình của Nữ lớn hơn 600.

    Two-Sample t-Test

    Two-Sample t-test được thực hiện để so sánh trung bình của 2 mẫu.

     

     

    Ví dụ: Two-Sample t-Test

    Chúng ta muốn kiểm tra liệu điểm trung bình của nam lớn hơn điểm trung bình của Nữ là 10 điểm hay không. Chúng ta không có thông tin về phương sai (hay độ lệch chuẩn) về điểm thi của cả Nam và Nữ. Thu thập dữ liệu về điểm thi của 10 Nam và 10 Nữ một cách ngầu nhiên như sau (với mức ý nghĩa  là 0.05 để kiểm định giả thuyết):


     

     

    Trong ví dụ này:

    • Điểm trung bình của Nam: 630.1
    • Điểm trung bình của Nữ: 606.8
    • Khác biệt điểm trung bình của Nam và Nữ: 10
    • Độ lệch chuẩn điểm thi Nam: 13.42
    • Độ lệch chuẩn điểm thi Nữ:13.14


     

     Vì  P-value < 0.05 nên bác bỏ H0  (chấp nhận H1) và kết luận rằng điểm trung bình của Nam cao hơn điểm trung bình của Nữ 10 điểm.

     

     

     

     

    Minh họa kiểm định giả thuyết bằng Python



    xem video ở đây 

    • Điểm chủ đề: 35
  • 06-08-2022 08:52 PM trả lời

    • Nlgmvu
    • Không xếp hạng
    • Tham gia 06-08-2022
    • Điểm 20

    Ekdrwv Plat Aqhmra

    • Điểm chủ đề: 20
Trang 1 trong số 1 (2 nội dung)
Powered by Community Server (Commercial Edition), by Telligent Systems